×
SMART INVESTORS

Trang Chủ
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
DANH MỤC ĐẦU TƯ
KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Liên Hệ

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 08-12.07.2019
Cập nhật ngày: 2019-07-08 14:38:15 | Lượt Xem:691

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/nsVEjxvfO87-UkRjbTfCREohCaJUBFlEKAzeapZBoW0BJnUdLkqOq6BOmR41TEkb7AjjHuV00lhL_ol4A_yNZDDZXlV8JnHO0jI=s0-d-e1-ft#http://www.fpts.com.vn/VN/Newsletter/Images/logo.gif

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN

08-12/07/2019

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/ovyZwDM8Lm2Ezp2_GKYhryM-rhWFm7ZeqysQ3znlRbRxiSTkTk3FKkQ4JVBgjUEsAQ-7o-Rm_iL2wXrHTFhtngsUjOUyJY2fog=s0-d-e1-ft#http://www.fpts.com.vn/VN/Newsletter/Images/anh.gif

Nhận định thị trường

Vùng hỗ trợ: 970 điểm

Vùng kháng cự: 1.000 điểm

Kết thúc tuần 01-05/07, chỉ số VN-Index tăng 2,67%, chinh phục mốc 975 điểm. Thanh khoản thị trường nhìn chung không thay đổi so với tuần trước, khoảng 2.500 tỷ mỗi phiên, nhưng có dấu hiệu cải thiện từ phiên ngày thứ năm, khi thị trường vượt được mốc 965 điểm, vùng đỉnh của tháng 6. Tính từ giữa tháng 6 đến nay, khối lượng giao dịch đạt mức bình quân 20 phiên, cho thấy dòng tiền đang dần trở lại thị trường.

VN-Index đang nằm trên cả 3 đường MA 20, 50 và 200 ngày, bám biên trên Bollinger band, và  MACD vượt lên mức 0, cho thấy thị trường đã tạo đáy tại vùng 940-960 điểm và bắt đầu xu hướng tăng mới. Với khối lượng giao dịch đang được cải thiện dần dần, VN-Index có thể thoát khỏi kênh giá giảm và hướng đến mốc 1.020 điểm.

Phân tách dòng tiền

  • Ở nhóm cổ phiếu họ Vin, VHM và VRE liên tục bứt phá mạnh, đặc biệt là VHM tăng đến hơn 8% và đóng góp hơn 6 điểm vào đà tăng của VN-Index. Trong khi đó, VIC sau vài phiên đầu tuần chìm trong sắc đỏ đã hồi phục và tăng điểm nhẹ.
  • Các cổ phiếu nhóm ngân hàng diễn biến khá tích cực trong tuần qua. Sau nhiều phiên giằng co mạnh, nhóm này đồng loạt bứt phá tốt trong phiên cuối tuần. Nổi bật nhất là VCB khi cổ phiếu này đánh dấu một tuần tăng điểm mạnh hơn 3%. Các Large Cap khác như CTG, BID, TCB cũng có được mức tăng trưởng tốt so với tuần trước.
  • Nhóm thực phẩm - đồ uống cũng giao dịch khá sôi động trong tuần qua. Các cổ phiếu đại diện như SAB, MSN và VNM đều tăng điểm tốt, trong đó VNM và MSN đồng loạt tăng mạnh hơn 2%.

Ở nhóm dầu khí, ngoài GAS và PLX có mức tăng trên 6%, các cổ phiếu khác như PVS, PVD, PVB đi ngang với biên độ hẹp và thanh khoản mất hút.

Giao dịch khối ngoại

Khối ngoại bán ròng hơn 17 tỷ đồng trên cả hai sàn trong tuần qua, chủ yếu ở nhóm bất động sản

  • Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 4 tỷ đồng. PLX (+297,74 tỷ đồng) và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (+65 tỷ đồng) được mua ròng nhiều nhất, trong khi HPG (-172,28 tỷ đồng) và PDR (101,16 tỷ đồng) bị bán nhiều nhất. Cặp đôi lớn nhà Vin là VIC và VHM cũng bị khối ngoại đẩy bán trong tuần qua, với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 69,27 tỷ đồng và 75,53 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 21 tỷ đồng, nhiều nhất ở NDN (-13,91 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, PVS (+10,44 tỷ đồng) được mua ròng nhiều nhất

Chiến lược đầu tư

  • Tập trung các ngành xuất khẩu được hưởng lợi từ CPTPP và các nhóm ngành được hưởng lợi nhờ dịch chuyển thương mại: cảng biển, thủy sản, dệt may, khu công nghiệp, chê biến gỗ, các cổ phiếu thoái vốn.
  • Thận trọng trước những biến cố bất ngờ: diễn biến thế giới, Chiến tranh thương mại, FED nâng lãi suất,…
  • Tỷ trọng cổ phiếu 70%. Trong trường hợp thị trường bị thủng hỗ trợ 970, nhà đầu tư cần hạ tỷ trong cổ phiếu trở lại về 50%

THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

  1. TIN TỨC TRONG NƯỚC

World Bank dự báo GDP Việt Nam tăng 6,6% năm nay (Chi tiết)

WB nhận định môi trường kinh tế toàn cầu đang tạo ra nhiều thách thức hơn, tăng trưởng chậm lại và xuất hiện nhiều rủi ro. Tác động bất lợi bên ngoài lên các ngành kinh tế quan trọng khiến đà tăng trưởng của Việt Nam chững lại từ đầu năm. Tuy vậy, WB nhận định triển vọng vẫn tích cực.

GDP năm nay được dự báo tăng 6,6%, do sức cầu bên ngoài yếu đi và chính sách tài khóa, tín dụng tiếp tục thắt chặt. Tốc độ này thấp hơn năm ngoái (7,08%). Hai năm tới, tăng trưởng có thể tiếp tục chậm lại, về 6,5%.

PMI tháng 6 tăng lên 52.5 điểm (Chi tiết)

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đạt 52,5 điểm trong tháng 6, tăng từ mức 52,0 điểm của tháng 5 và bằng với kết quả của tháng 4. Chỉ số PMI trung bình quý 2/2019 cao hơn kết quả ghi nhận trong ba tháng đầu năm, mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình của năm 2018.

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục phát triển tốt vào giữa năm 2019. Quý 2 của năm chứng kiến mức tăng trưởng mạnh và cải thiện so với quý 1. Số lượng đơn hàng mới tăng là yếu tố chính khiến PMI tăng. Nhu cầu tiếp tục mạnh đã khuyến khích các công ty tuyển nhân viên thay thế cho các vị trí đã bị bỏ trống do nhân viên nghỉ việc trong tháng 5, từ đó số lượng việc làm tăng trở lại.

Mỹ áp thuế lên thép từ Việt Nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Đài Loan (Chi tiết)

Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế quan lên tới 456% đối với sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có xuất xứ từ Hàn Quốc, Đài Loan.

Mỹ là thị trường xuất khẩu thép lớn thứ hai của Việt Nam và là nơi tiêu thụ 11% sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017. Tuy vậy con số này chỉ chiếm 2% thị trường thép Mỹ. Trong khi đó Việt Nam cũng đang nhập khẩu khá nhiều thép từ nước ngoài, (Hàn Quốc chiếm 12% và Đài Loan chiếm 10%)

Xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 đạt gần 4 tỷ USD (Chi tiết)

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ước 6 tháng đầu năm 2019, toàn ngành đã duy trì tăng trưởng khá, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,77 triệu tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2018 (trong đó sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 1,85 triệu tấn, tăng 5,2%; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 1,91 triệu tấn, tăng 6,8%). Tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6,5%, đạt cao nhất trong nhóm các mặt hàng nông sản. Xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Mặc dù tình hình xuất khẩu 6/2019 không tăng trưởng được như kỳ vọng. Nhưng việc hiệp định EVFTA đã được hai bên ký kết vào ngày 30/6/2019 và sẽ có hiệu lực sau được phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành thủy sản trong thời gian tới.

  1. TIN THẾ GIỚI

Mỹ đề xuất áp thêm thuế lên 4 tỷ USD hàng hóa EU (Chi tiết)

Mỹ đã thêm nhiều sản phẩm của Liên minh châu Âu (EU) vào danh sách những hàng hóa có khả năng bị áp thuế đáp trả trong tranh chấp trợ cấp xuyên Đại Tây Dương kéo dài giữa Boeing và Airbus.

Các hàng hóa này bao gồm từ đào cho tới thịt, phô mai, ô liu và mì ống, cùng với một số dạng rượu whisky, ống dẫn và ống bằng gang.

Tổng thống Mỹ cáo buộc Châu Âu và Trung Quốc thao túng tỷ giá (Chi tiết)

Năm nay, chỉ số Bloomberg Dollar Index - một thước đo sức mạnh đồng USD - đã giảm khoảng 0,4%, sau khi tăng 3,2% trong 2018. Tuy nhiên, nếu sử dụng thước đo dựa trên tỷ trọng thương mại của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), thì đồng USD hiện không thấp hơn là mấy so với mức tỷ giá mạnh nhất kể từ năm 2002. Về lý thuyết, đồng USD mạnh khiến hàng hóa xuất khẩu của Mỹ khó cạnh tranh hơn ở nước ngoài. Theo ông Rai, khả năng Bộ Tài chính Mỹ can thiệp vào thị trường ngoại hối sẽ tăng lên nếu FED không giảm lãi suất trong cuộc họp vào cuối tháng này. Trong nhiều tháng qua, ông Trump đã liên tục gây sức ép đối với Chủ tịch FED Jerome Powell nhằm buộc FED phải hạ lãi suất.

Triển vọng kinh tế xấu đi đã khiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt xuống mức 1,939%, thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Lợi suất trái phiếu khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục do đặt cược của thị trường rằng vị Chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ duy trì lập trường nới lỏng.

Kinh tế Mỹ lập kỷ lục 10 năm tăng trưởng liên tiếp (Chi tiết)

Theo dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, kinh tế nước này vừa lập kỷ lục tăng trưởng liên tiếp trong 121 tháng, dài nhất trong lịch sử. Tính từ tháng 6/2009, 10 năm qua, tăng trưởng GDP tích lũy của Mỹ là 25%. Nguyên nhân đến từ việc duy trì lãi suất thấp và tỷ lệ việc làm cao.

Nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại khi đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược gần đây, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc.  Nhưng tình hình có thể cải thiện được khi Mỹ - Trung bắt đầu nối lại cuộc đàm phán và khu vực Eurozone nỗ lực khôi phục tăng trưởng.

OPEC+ nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng (Chi tiết)

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa nhóm OPEC và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ đã hết hạn vào ngày 30-6-2019. OPEC+ đã tiến hành họp trong ngày 1-2/7 và nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu đến tháng 3/2020, động thái này diễn ra trong bối cảnh giá dầu đang chịu sức ép do nguồn cung đang gia tăng từ Mỹ và tình hình kinh tế thế giới đang có chiều hướng tăng trưởng chậm lại.

Dầu chứng kiến tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần (Chi tiết

Tuần qua, dầu WTI giảm 1,6%, còn 57,51 USD/thùng, dầu Brent mất 0,8%, về mức 64,23 USD/thùng.

Mặc dù vào thứ Sáu (05/07), khi căng thẳng ở Trung Đông ngày càng leo thang, các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu tăng.  Tuy nhiên giá dầu vẫn phải chứng kiến tuần sụt giảm đầu tiên trong 3 tuần khi nỗi lo về nhu cầu năng lượng vẫn còn đó.

Vàng thế giới giảm 1.5% trong tuần qua (Chi tiết)

Kết thúc tuần qua, hợp đồng vàng giao ngay đóng cửa tại mốc 1398,39 USD/oz, giảm 1% trong tuần qua sau khi tăng mạnh trong hai tuần liên tiếp.

Cũng vào ngày thứ Sáu, chỉ số Dollar Index tiến 0,6%, dao động tại mức cao nhất trong hơn 2 tuần.

CÁC SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý

Ngày

Sự kiện

10/7

CPI tháng 6 của Trung Quốc

11/7

Biên bản họp của FOMC

ECB Công Bố Báo Cáo Cuộc Họp Chính Sách Tiền Tệ 

CPI Tháng 6 của Mỹ

 

CỔ PHIẾU KHYẾN NGHỊ

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Vùng mua

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Stoploss

VCB

Ngân hàng

71.500 – 72.500

72.600

84.000

68.000

 VRE

Bất động sản

35.000 – 35.200

35.750

38.800

34.000

 

1. VCB – NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

Thông tin cơ bản

Vốn hóa (tỷ đồng)

268.894

 

%sở hữu NN

23,77%

Tăng trường thu nhập lãi thuần Q1/2019

37%

 

Tăng trưởng LNST Q1/2019

12%

EPS trailing

4.290

 

P/E trailing

16,9

ROA 2018

1,38%

 

ROE 2018

25,46%

Giá cao nhất 52 tuần

73.000

 

Giá thấp nhất 52 tuần

50.500

 

Điểm nhấn kỹ thuật

Sau lần break out thất bại đầu tiên, VCB lần thứ hai thoát khỏi kênh giá tăng dài hạn hình thành từ tháng 7/2018. Trong lần break out này, giá cổ phiếu nhận được hỗ trợ từ đường MA 20 ngày, tương đương vùng giá 70.000.

Kết thúc phiên 04/07, VCB hình thành thanh giá tăng dài từ vùng 70.000 lên 72.500, đóng cửa cáo nhất phiên.  Khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh vượt mức trung bình 20 phiên, đồng thời khối lượng bình quân 20 phiến đang tăng dần, cho thấy dòng tiền đang vào cổ phiếu này.

Cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày đều đồng thuận dốc lên, MACD và RSI đều ở trạng thái tích cực (MACD nằm trên mức 0 và RSI trên mức 50, cả 2 chỉ báo đều hướng lên) cho thấy VCB đang ở trong xu hướng tăng vững chắc.

Mục tiêu của VCB sau khi vượt kênh giá là 84.500.

Mức stoploss được đặt tại 68.000, trong trường hợp giá vượt xuống đường MA 50 ngày.

2. VRE – CTCP VincomRetail:

Vốn hóa (tỷ đồng)

1.636

 

%sở hữu NN

48,74%

Tăng trưởng doanh thu Q1/2019

41%

 

Tăng trưởng LNST Q1/2019

12,97%

EPS trailing

4.676

 

P/E trailing

6,04

ROA 2018

8,25%

 

ROE 2018

22,15%

Giá cao nhất 52 tuần

33.800

 

Giá thấp nhất 52 tuần

16.300

 

Điểm nhấn kỹ thuật

Sau gần 2 tháng điều chỉnh và tích lũy trong biên độ hẹp dần, VRE đã vượt đường xu hướng giảm hình thành giữa tháng 5/2019.

Thanh khoản có dấu hiệu tăng dần từ giữa tháng 6/2019.

MACD vượt lên đường tín hiệu và RSI vượt lên 50 cùng cho tín hiệu mua, đồng thời giá cổ phiếu cũng vượt lên MA 20 và MA 50 ngày, cho thấy xu hướng tăng vừa hình thành.

Sau khi vượt khỏi xu hướng giảm, VRE có thể hướng vùng giá 38.800, tương đương mức đỉnh 52 tuần.

 




Bài Viết Liên Quan