×
SMART INVESTORS

Trang Chủ
NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
BÁO CÁO PHÂN TÍCH
DANH MỤC ĐẦU TƯ
KIẾN THỨC ĐẦU TƯ
Liên Hệ

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 06/07/2020 - 10/07/2020
Cập nhật ngày: 2020-07-06 10:13:19 | Lượt Xem:1173

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN

06-10/07/2020

https://ci4.googleusercontent.com/proxy/ovyZwDM8Lm2Ezp2_GKYhryM-rhWFm7ZeqysQ3znlRbRxiSTkTk3FKkQ4JVBgjUEsAQ-7o-Rm_iL2wXrHTFhtngsUjOUyJY2fog=s0-d-e1-ft#http://www.fpts.com.vn/VN/Newsletter/Images/anh.gif

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

- Vùng hỗ trợ: 820 điểm

- Vùng kháng cự: 880 điểm

Kết thúc tuần giao dịch 29/06 – 03/07, chỉ số VN – Index giao dịch trong biên độ 820 – 850 điểm cùng với thanh khoản sụt giảm mạnh. Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, chỉ số tăng vượt lên trên MA50 cho thấy nỗ lực hồi phục của thị trường. Chỉ báo RSI củng cố cho tín hiệu tăng giá, tuy nhiên MACD vẫn đang dưới đường tín hiệu.

Dự đoán, trong tuần này, Vindex sẽ tiếp tục giao động trong biên độ 840 - 860 điểm, kèm theo những phiên rung lắc mạnh.

Chiến lược giao dịch

Thị trường vẫn đang đối mặt với rủi ro giảm điểm khi kì công bố báo cáo tài chính Quý 2 đang đến gần. Do đó, nhà đầu tư có thể mua tích lũy những cổ phiếu kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 khả quan và vẫn đang giữ được xu hướng tăng tốt. Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng mạnh. Giữ tỉ trọng cổ phiếu ở mức 30 – 40%.

Các cổ phiếu đáng chú ý

  • Nhóm cổ phiếu VN-Diamond (FPT, REE, MWG, PNJ)
  • Nhóm tài chính ngân hàng (CTG, ACB, STB, VCB)
  • Nhóm chứng khoán (SSI, HCM, VCI)
  • Nhóm vật liệu xây dựng (HPG, HSG, NKG, KSB)
  • Nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp (PHR, GVR, NTC, SIP, SZC)
  • Nhóm cổ phiếu thủy sản, dệt may (VHC, ANV, FMC, TCM, TNG)

PHÂN TÁCH DÒNG TIỀN

Tác động tích cực nhất lên thị trường là đà tăng của các cổ phiếu như VHMSABCTD. Cổ phiếu CTD đã tăng trần 2 phiên (01-02/07) sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra ngày 30/06. Ở chiều ngược lại VICGASBID là những cổ phiếu giao dịch với sắc đỏ.

Nhóm ngân hàng giao dịch với tình trạng không mấy lạc quan trong tuần qua, khi VCB, BID, CTGTCBMBBVPB đồng loạt giảm điểm. Đây cũng là những mã nằm trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index. Trong khi đó, HDB đi ngược xu hướng của ngành với mức tăng gần 3%.

Các mã dầu khí tuần qua biến động khá bi quan. GAS, PVSPVD đồng loạt lao dốc hơn 3% còn PVC giảm mạnh trên 6%. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, ông lớn GAS ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 33,438 tỷ đồng, vượt 6% kế hoạch 6 tháng; lãi sau thuế ước đạt 3,930 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch 6 tháng.

Nhóm thực phẩm - đồ uống giao dịch khá sôi động trong tuần qua. Sắc xanh đồng loạt hiện diện ở cả hai ông lớn trong ngành là MSN và SAB. Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu giảm điểm như VNMDBCSBT

Rổ VN30 tuần này nghiêng về sắc đỏ với 19 mã giảm và 11 mã tăng điểm. TCB, VPB và MWG ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số VN30-Index, ngược lại với VHM, SAB và HPG.

GIAO DỊCH KHỐI NGOẠI

Giao dịch chứng khoán khối ngoại tuần 29/6- 3/7: Bán ròng hơn 100 tỷ đồng

Thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại thực hiện 3 phiên bán ròng và 2 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 11,83 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 85,95 tỷ đồng, giảm 12,59% về lượng và 49,74% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, khối ngoại đã mua vào 105,19 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.991,44 đồng (tăng 27,29% về lượng và 25,25% về giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 117,03 triệu đơn vị, giá trị 3.077,39 đồng (tăng 21,68% về lượng và 20,24% về giá trị so với tuần trước).

  • Trong tuần qua, không có mã nào bị bán ròng mạnh nhưng danh sách bán ròng khá dàn trải với nhiều mã bị bán ròng trên 50 tỷ đồng như VIC (58,7 tỷ đồng), IBC (55,54 tỷ đồng), POW (51,45 tỷ đồng,… một số mã khác bị bán ròng khoảng 30 – 50 tỷ như SSI, VNM, E1VFVN30, DBC, VCB…
  • Ở chiều ngược lại, PLX dẫn đầu danh mục mua ròng với giá trị khoảng 314,05 tỷ đồng, HPG (116,23 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ FUEVFVND( 61,37 tỷ đồng),…

Trong khi đó, trên sàn giao dịch chứng khoán HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 5 phiên bán ròng liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 1,12 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng 14,79 tỷ đồng, tăng 41,66% về lượng và giảm 7,33% về giá trị so với tuần trước.

  • Trong khi đó, cổ phiếu PVS dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 5,1 tỷ đồng. Tiếp theo là SHS (4,67 tỷ đồng)
  • Khối ngoại mua ròng mạnh nhất PGT đạt 0,44 tỷ đồng, tương đương khối lượng 113.000 cổ phiếu.

Mặt khác, giao dịch trên thị trường chứng khoán UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 2 phiên và mua ròng 3 phiên. Tổng giá trị vẫn là bán ròng 4,97 tỷ đồng, giảm 87,45% so với tuần trước.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG

Tin thế giới

Tin tức

Nhận định

Nhu cầu dầu có thể hồi phục hoàn toàn vào 2022 (chi tiết)

Trong nghiên cứu được công bố hôm thứ năm (2/7), các nhà phân tích tại Goldman Sachs ước tính nhu cầu dầu toàn cầu sẽ giảm 8% vào năm 2020, tăng trở lại 6% vào năm 2021 và hồi phục hoàn toàn về mức độ trước đại dịch vào năm 2022.

Sản xuất Trung Quốc bất ngờ tăng trong tháng 6, lên đỉnh nửa năm (chi tiết)

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin/Markit của Trung Quốc trong tháng 6 là 51,2, tăng so với con số 50,7 trong tháng 5. Kinh tế Trung Quốc đang dần dần phục hồi sau khi giảm 6,8% trong quý I. Phần lớn các khu vực tại nước này đã mở cửa trở lại sau nhiều tuần phong tỏa để ngăn Covid-19 lây lan.

Tuy nhiên, lực cầu còn yếu, nhiều nhà sản xuất đang chật vật xoay xở vì số đơn hàng từ nước ngoài giảm hoặc bị hủy. Một số đối tác thương mại của Trung Quốc đang nới lỏng các hạn chế và tái khởi động kinh tế nhưng nhiều bên vẫn chưa kiểm soát được đại dịch.

Thị trường việc làm Mỹ chưa thể trở lại bình thường cho đến cuối 2030 (chi tiết)

Theo nhà quyền kinh tế trưởng của Wells Fargo Securities, Jay H. Bryson, thị trường việc làm vẫn cần một thời gian dài để có thể khôi phục 22 triệu việc làm đã mất trong tháng Ba và tháng Tư.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế 10 năm công bố ngày 2/7, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) nhận định tỷ lệ thất nghiệp tại nước này vào quý 4 năm 2030 có thể ở mức 4,4%, vẫn trên mức thấp kỷ lục là 3,5% được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. CBO dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm xuống 10,5% vào quý 4 năm 2020 và xuống 7,6% vào quý 4 năm 2021.

Tin trong nước

Tin tức

Nhận định

Thặng dư thương mại Việt Nam đạt hơn 4 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay (chi tiết)

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 41,5 tỉ USD, tăng hơn 11% so với tháng trước. So với cùng kì năm 2019, trị giá xuất khẩu của cả nước giảm 2% và trị giá nhập khẩu tăng 5,3%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 238,4 tỉ USD, giảm hơn 2% so với cùng kì năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính thặng dư 4,038 tỉ USD.

Tín dụng bứt tốc trong tháng 6, Thống đốc sẵn sàng nới hạn mức để hỗ trợ tăng trưởng (chi tiết)

Đến ngày 29/6, dư nợ tín dụng đã tăng 3,26% so với đầu năm, là mức tăng khá mạnh nếu so với con số 1,96% tính đến ngày 29/5. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng nới hạn mức tín dụng cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng.

PMI tháng 6 đạt 51.5 điểm, sản lượng sản xuất tăng trưởng trở lại (chi tiết)

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index - PMI) của Việt Nam đạt 51.1 trong tháng 6, so với 42.7 trong tháng 5 và nằm trên ngưỡng trung tính 50 điểm lần đầu tiên trong năm tháng. Kết quả chỉ số thể hiện tình trạng tiếp tục phục hồi kể từ khi PMI đạt mức thấp kỷ lục vào tháng 4.

SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý TRONG TUẦN

Ngày

Sự kiện

08/07

Chỉ số PMI của Mỹ

09/07

Chỉ số CPI của Trung Quốc

10/07

Báo Cáo Thị Trường Dầu Hàng Tháng của Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế (IEA)

DANH MỤC KHUYẾN NGHỊ

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Cắt lỗ

HPG

Thép

27.500

34.000 – 35.000

27.000 – 27.500

25.700

PHR

BĐS KCN

52.600

60.000

51.000 – 52.600

49.000

VCB

Ngân hàng

83.000

90.000

81.500 – 83.500

80.000

  1. HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát

Ước tính KQKD 6T/2020: Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), ông Trần Đình Long tiết lộ lợi nhuận sau thuế quý II đạt 2.700 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận theo quý kỷ lục và tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 30% và thực hiện 56% kế hoạch năm.

Triển vọng kinh doanh

  • Trong ngắn hạn:
  • Diễn biến tích cực của giá thịt lợn có thể đem lại lợi nhuận đột biến trong năm 2020.
  • Việc đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ thì HPG sẽ là 1 trong các doanh nghiệp được hưởng lợi. Trong 2 quý đầu năm thì việc triển khai đầu tư công vẫn còn chậm nhưng KQKD của HPG vẫn tăng trưởng. Vào quý 3, quý 4 năm 2020 việc đầu tư công được đẩy mạnh hơn nữa thì sẽ giúp HPG tăng trưởng kết quả kinh doanh khả quan hơn.
  • Trong dài hạn:  Kỳ vọng HPG sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trên 20%/năm trong giai đoạn 2020-2021 nhờ sản lượng thép tiêu thụ tăng đáng kể, đạt được nhờ hiệu suất huy động tăng tại Khu liên hợp Dung Quất giai đoạn 1 cùng với giai đoạn 2 đi vào hoạt động từ cuối năm nay. HPG có chi phí sản xuất thép thấp nhất tại Việt Nam nhờ công nghệ sản xuất khác biệt, quy mô sản xuất lớn và quản trị tài chính tốt. Đóng góp của dự án Dung Quất giúp HPG hoàn thiện chuỗi giá trị và củng cố vị thế dẫn đầu ngành thép Việt Nam.

Một số rủi ro cần lưu ý với nhà đầu tư:

  • Rủi ro biến động giá nguyên liệu: quặng sắt và than luyện cốc.
  • Rủi ro triển khai và vận hành dự án thép Dung Quất.
  • Rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng đến lĩnh vực nông nghiệp

Phân tích kỹ thuật:

HPG đã break khỏi xu hướng giảm dài hạn từ tháng 02/2018 và đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Các chỉ báo đều cho tín hiệu tích cực củng cố cho xu hướng tăng ngắn hạn của cổ phiếu:

  • MACD trên mức 0
  • RSI trên vùng 50
  • MA20 bắt đầu hướng lên sau giai đoạn đi ngang, MA50, MA100 và MA200 hướng lên cho thấy xu hướng tăng của cổ phiếu trong ngắn và trung hạn vẫn được duy trì.

HPG hiện đang tích lũy quanh MA20 ngày khoảng 27.000 đ/cp và đây cũng là ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn hiện tại của cổ phiếu.

Nhà đầu tư có thể xem xét tham gia trong vùng 27.000 – 27.500 đồng/cp, cho mục tiêu 34.000 – 35.000 đ/cp, stoploss nếu HPG giảm dưới 25.700 đồng/cp.

2. PHR – Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa:

Luận điểm đầu tư:

  • LN bất thường từ chuyển đổi đất sang KCN Kỳ vọng PHR sẽ hoàn tất việc bàn giao 345 ha đất cho Nam Tân Uyên (NTC) và ghi nhận lợi nhuận khoảng 860 tỷ đồng trong năm 2020. Trong quý 1/2020, dự án đã được Ủy ban nhân dân nhân Bình Dương ký quyết định thu hồi đất và ghi nhận 156 tỷ trong quý 1. Việc chuyển nhượng 691 ha cho VSIP3 sẽ được ghi nhận trong năm 2021.
  • Trong dài hạn, PHR vẫn là doanh nghiệp có diện tích vườn cao su lớn khoảng 15.200 ha tại tỉnh Bình Dương với định hướng chuyển đổi sang phát triển KCN tại các vị trị đắc địa đảm bảo triển vọng phát triển dài hạn của PHR.
  • Chính sách cổ tức bằng tiền đều hằng năm ở mức cao.

Rủi ro

  • Do phần LN bất thường từ chuyển đất sẽ đóng góp chính cho KQKD của PHR trong 3 năm tới nên rủi ro liên quan đến pháp lý là rủi ro chính của PHR.
  • Giá Cao su tự nhiên trong dài hạn vẫn trong xu hướng giảm do tình trạng dư cung toàn cầu và săm lốp và đối tượng tiêu thụ 70% CSTN đang bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid 19.
  • Giá gỗ cao su giảm.

Phân tích kỹ thuật

Trên đồ thị ngày, PHR đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Sau khi chạm cạnh trên của trend tăng ngắn hạn PHR đã điều chỉnh về quanh cạnh dưới của trend tăng ngắn hạn và tích lũy sideway quanh vùng này. Giá PHR đang nằm trên các đường MA cho thấy PHR vẫn đang duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn và trung hạn. MACD trên mức 0 và RSI trên mức 50 củng cố cho xu hướng tăng của cổ phiếu.

Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào quanh vùng hỗ trợ khoảng 51.000 – 52.600 đ/cp cho mục tiêu 60.000đ/cp, stoploss nếu giảm dưới 49.000 đ/cp.

3.VCB –  Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Ước kết quả kinh 6TH/2020: Dự kiến lợi nhuận trước thuế ước tính đạt 11.300 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2019). Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát tốt, tầm 0,82% - tốt hơn dự kiến rất nhiều.

Cổ tức: năm 2019, đề xuất cổ tức tiền mặt 8% (đang chờ phê duyệt). Dự kiến năm 2020, chia tỷ lệ 8%.

Điểm nhấn đầu tư:

  • VCB là doanh nghiệp đầu ngành, tài chính lành mạnh và hiệu suất hoạt động vượt trội sẽ giúp ngân hàng đứng vững trước tác động của Covid 19.
  • Hợp đồng bảo hiểm độc quyền với FWD sẽ bù đắp cho sự sụt giảm từ thu nhập lãi. Kỳ vọng, hợp đồng này sẽ đem về cho VCB khoảng 400 triệ USD thu nhập trả trước và được phân bổ trong 3 năm, bắt đầu  từ năm 2020.

Phân tích kỹ thuật

VCB đang giao dịch trong kênh giá tăng được hình thành từ hồi đầu tháng 4/2020. Sau khi chạm đỉnh ngắn hạn 90.000 đồng, VCB điều chỉnh giảm và tích lũy trên MA200 ngày, quanh giá 83.000 đồng -  đây cũng là vùng hỗ trợ mạnh của VCB khi  hội tụ các đường MA100 ngày, MA200 ngày và cạnh dưới của kênh giá tăng. Các chỉ báo MACD nằm trên mức 0 và RSI nằm ở vùng 50, hướng lên củng cố cho tín hiệu tăng giá.

Nhà đầu tư có thể mua từ 30 – 50% tỉ trọng tại vùng giá 81.500 – 83.500, giải ngân phần còn lại khi giá của VCB cắt lên MA20 (85.000 đồng) cho mục tiêu 90.000 đồng – tương ứng với đỉnh cũ hồi giữa tháng 6/2020. Thực hiện cắt lỗ nếu giá cổ phiếu giảm mạnh, thủng hỗ trợ tại giá 80.000 đồng.

*** CẢNH BÁO BẢO MẬT THÔNG TIN ***

Thông điệp này chỉ dành cho cá nhân/tổ chức được nêu tên/được chỉ định nhận và có thể chứa thông tin đặc quyền và tuyệt mật. Nếu bạn không phải là người được chỉ định nhận thông điệp này, bạn không được phép phổ biến, phân phát hay sao chép thông tin này. Nếu bạn nhận được thông tin này do lỗi của người gửi, xin vui lòng báo cho người gửi biết ngay lập tức bằng cách gửi email trả lại và xoá thông điệp gốc.  Xin chân thành cảm ơn!

 




Bài Viết Liên Quan